EXPLORE VIETNAMESE MID-AUTUMN FESTIVAL THROUGH CHILDREN'S SONGS (before 1975)
Let's see how much you know about the mid-autumn festival in Vietnam through the following Vietnamese children's songs.
Chào các bạn!
Rằm Trung thu năm nay rơi vào ngày 17 tháng 9 Dương lịch và với bản thân mình thì khi mình còn thơ bé, có lẽ Tết Trung thu là ngày đặc biệt nhất và vui nhất trong năm.
This year's Mid-Autumn Festival falls on September 17th on the Gregorian calendar, and for me, as a child, the Mid-Autumn Festival was probably the most special and happiest day of the year.
Mỗi khi nghe các bài hát thiếu nhi về Trung thu thì hình ảnh Trung thu thời thơ ấu lại hiện lên rõ mồn một. Vì thế mà mình nghĩ tại sao không giới thiệu với các bạn về Tết Trung thu ở Việt Nam qua các bài hát đã đi cùng tuổi thơ của bao nhiêu người Việt. Các bạn cùng đọc và nghe các bài hát này để hiểu thêm về Tết Trung Thu Việt Nam nhé.
Every time I listen to children's songs about the Mid-Autumn Festival, the memories of the festival from my childhood come flooding back. So I thought, why not introduce the Mid-Autumn Festival in Vietnam to you through songs that have accompanied the childhood of many Vietnamese people? Let's read about and listen to these songs to understand more about the Mid-Autumn Festival in Vietnam.
CHIẾC ĐÈN ÔNG SAO - the star-shaped lantern
Sáng tác năm (composed in): 1956
Tác giả (composer): Phạm Tuyên
Đây có thể xem là bài hát quốc dân mỗi dịp trung thu về. Bài hát này tuy được sáng tác năm 1956 nhưng hình ảnh chiếc đèn ông sao vẫn rất quen thuộc và được ưa chuộng trong dịp Trung Thu tới tận ngày nay.
This can be considered the national song of the Mid-Autumn Festival. Although it was composed in 1956, the image of the star lantern remains very familiar and popular during the festival to this day.
Dù rằng bây giờ bạn có thể dễ dàng mua một chiếc đèn lồng chạy bằng pin, thì vẫn không thể thay thế một chiếc đèn lồng hình ngôi sao năm cánh dùng nến để thắp sáng thân thương này. Nên với mình nó cũng là chiếc đèn quốc dân đặc biệt trong lòng thiếu nhi Việt Nam.
Even though battery-powered lanterns are easy to find now, they still cannot replace the beloved five-pointed star lantern that is lit with candles. For me, this traditional lantern holds a special place in the hearts of Vietnamese children.
THẰNG CUỘI - Ol’ Boy Cuội
Sáng tác năm (composed in): những năm 1950 (1950s)
Tác giả (composer): Lê Thương
Nhắc đến Trung Thu của Việt Nam, chúng ta không thể không nhắc đến chú Cuội và chị Hằng. Chú Cuội và chị Hằng đến từ hai sự tích khác nhau nhưng đều cùng bay lên mặt trăng và cư ngụ ở đó. Họ đều là những người cô đơn nơi cung Trăng và luôn khao khát trở về với gia đình, với những người mình yêu thương.
Talking about the Mid-Autumn Festival in Vietnam, we must mention Mr. Cuội and Ms. Hằng. Cuội and Hằng come from two different legends, but both flew to the moon and live there. They are both lonely on the Moon and always long to return to their families and loved ones.
Sự tích thằng Cuội ra đời cũng là cách người xưa giải thích các hiện tượng tự nhiên. Khi nhìn lên mặt trăng, những vết lồi lõm trên đó được người xưa tưởng tượng là hình một cây cổ thụ có người ngồi dưới gốc, và rồi gọi cái hình ấy là chú Cuội ngồi gốc cây đa.
The ancients invented the story of Cuội to explain natural phenomena. When looking up at the moon, they imagined the concave and convex marks as the shape of an ancient tree with someone sitting at its base, and thus figure Cuội sitting by the banyan tree was born.
ÔNG TRĂNG XUỐNG CHƠI - Mr. Moon comes down to play
Sáng tác năm (composed in): trước 1975 (before 1975)
Tác giả (composer): Phạm Duy
Bài hát này được viết dựa trên một bài đồng dao. Bài hát nghe có vẻ ngô nghê nhưng là triết lý sống về cho và nhận, chẳng hạn như đoạn sau:
This song is based on a nursery rhyme. It may sound simple, but it reflects a philosophy of life about giving and receiving, as shown in the following verse:
“Ông trăng xuống chơi cây bưởi thì cây bưởi cho hoa
Ông trăng xuống chơi vườn cà thì vườn cà cho trái
Ông trăng xuống cô gái đẹp thì gái đẹp cho chồng
Ông trăng xuống anh đàn ông thì đàn ông cho vợ.”
“When the moon comes down to play with the grapefruit tree, the grapefruit tree will give him flowers
When the moon comes down to play with the eggplant garden, the eggplant garden will give him fruit
When the moon comes down to a beautiful girl, the beautiful girl will give him her husband
When the moon comes down to a man, the man will give him his wife.”
Ở đây, mặt trăng như một người bạn thân thiết của trẻ con nên được nhân cách hóa thành Ông Trăng. Để ông Trăng xuống chơi cùng thì lũ trẻ phải “mua chuộc” ông, nhưng sau đó khi đã trở thành bạn rồi thì mọi thứ lại được trả lại nguyên vẹn.
Here, the moon is like a close friend to children so it is personified as Mr. Moon. To get Mr. Moon to come down and play with them, the children have to “bribe” him, but once they become friends, everything is returned to their original states.
“Ông trăng trả vợ đàn ông
Trả chồng cô gái
Trả trái cây cà
Trả hoa cây bưởi”
“The moon returns the wife to the man
Returns the husband to girl
Returns the fruit to the eggplant
Returns the flowers to the grapefruit”
ĐẾM SAO - Counting stars
Sáng tác năm (composed in): trước 1975 (before 1975)
Tác giả (composer): Văn Chung
Bài hát này có nhạc nước ngoài và được phối lại với lời Việt từ một bài đồng dao. Một bài hát tuy đơn giản nhưng dễ nhớ, dễ ru ngủ các em bé. Ở đây, những ngôi sao trên trời cũng được nhân cách hóa trở thành các “Ông Sao sáng, sáng chiếu muôn ánh vàng”.
This song is originally from a foreign song and remixed with Vietnamese lyrics of a nursery rhyme. It's a simple song, but it's easy to remember and perfect for lulling babies to sleep. Here, the stars in the sky are personified as "Mr. Bright Star, shining with a thousand golden rays."
RƯỚC ĐÈN THÁNG TÁM - August lantern procession
Sáng tác năm (composed in): trước 1975 (before 1975)
Tác giả (composer): Vân Thanh (Đức Quỳnh)
Cùng với ‘Cây đèn ông sao’, ca khúc này dù đã hơn 50 năm tuổi nhưng vẫn được vang lên mỗi dịp Trung Thu về. Bài hát cũng gói gém đầy đủ những màu sắc khác nhau của một tết Trung thu xưa, nào là đèn ông sao, đèn cá chép, đèn bươm bướm, rồi đến các món ăn quen thuộc phá cỗ ngày rằm như bánh dẻo, bánh nướng, mứt gừng, mứt bí, hạt sen, hạt dưa.
Along with ‘Star-shaped Lantern’, this song, although over 50 years old, is still played every Mid-Autumn Festival. The song also encapsulates all the different colours of the old Mid-Autumn Festival, such as star lanterns, carp lanterns, butterfly lanterns, and familiar dishes such as moon cakes, baked cakes, ginger jam, pumpkin jam, lotus seeds, and melon seeds.
Bạn thích bài hát nào? Tuổi thơ của bạn với Trung Thu như thế nào? Comment cho mình biết nha!
What song(s) do you like? How was your childhood with Mid-Autumn Festival? Leave a comment below to let me know!
ĐỪNG QUÊN…
Đừng quên là bạn có cơ hội học tiếng Việt lớp Tiếng Việt cơ bản với 20% ưu đãi nếu đăng kí trước 23 tháng 9 này nhé!
Don't forget that you have the opportunity to learn Vietnamese in the Basic Vietnamese class with a 20% discount if you register before 23rd September!
Other ways to connect with Learn Real Vietnamese:
Website: https://zaap.bio/realviet
Instagram: https://instagram.com/learn_real_vietnamese
TikTok: https://tiktok.com/@realviet
Facebook: https://facebook.com/learn.real.viet
Message me if you have any suggestions/ ideas/ questions/ feedback/ etc.
Thanks for reading Learn Real Vietnamese! Subscribe for free to receive new posts and support my work.